Trên thị trường có rất nhiều kiểu định dạng và máy film khác nhau, nhưng với mục đích cụ thể của bài viết, tôi sẽ phân tích một số điểm khác biệt và so sánh giữa 2 loại máy ảnh luôn so kè nhau về sức mạnh và độ bền bỉ của chúng qua nhiều năm: 35mm và 120
Vậy định dạng film là sao?
Định dạng film (film format) là nói đến kích thước của âm bản film. 2 định dạng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là khổ film 35mm và 120 (hay còn gọi là Medium Format).
Khổ film 35mm có kích thước 24mm x 36mm
Còn khổ 120 được áp dụng cho một số khổ ảnh của một số máy ảnh chuyên dụng và được đo bằng đơn vị cm, 6 x 4.5, 6 x 6, 6 x 7 (và có thể lên đến 6 x 9).
Về cơ bản film 120 to hơn khá khá film 35mm, mỗi format có ưu và nhược điểm khác nhau, vậy nên bạn cần cân nhắc về định dạng bạn muốn chụp trước khi mua máy.
Đầu tiên là về khổ film 35mm
Giống như nhiều nhiếp ảnh gia, bước vào thế giới chơi film họ thường bắt đầu với một chiếc máy ảnh chụp khổ 35mm, với tôi đó là một chiếc Pentax K1000 .
Với nhiều người đang có ý định nhúng ngón chân vào nước để thử nhiệt độ, định dạng 35mm là một lựa chọn sáng suốt và dễ tiếp cận.
Một số ưu điểm của khổ 35mm:
- Số kiểu: Số kiểu ảnh trong một cuộn của định dạng này là 24 và 36 kiểu (có loại 12 kiểu nhưng khá hiếm và ko kinh tế)
- Trọng lượng: Các máy film 35mm thường nhẹ và dễ mang theo bên người hàng ngày.
- Giá: Là khổ film có giá dễ chịu nhất, kể cả về giá film, giá máy hay tiền tráng rửa. Khá giúp ích cho những người mới chơi không phí quá nhiều tiền về những pha bấm máy hỏng của mình.
- Thị trường film: Có khá nhiều lựa chọn cho định dạng này ở trên thị trường, các dòng film mới thường sẽ ra khổ 35mm đầu tiên, và các hãng còn sản xuất khá nhiều khổ film này như Kodak Gold hay Fuji Superia.
Nhược điểm của khổ 35mm:
- Resolution: kích thước vẫn là thứ film 35mm lép vế so với 120. Vì kích thước bản film của 35mm bé hơn khá nhiều 120 nên độ nét của ảnh cũng kém hơn. Đây là một ví dụ :
- Chất lượng chế tác: Mặc dù có những ngoại lệ (như Leica), chất lượng máy ảnh 35mm đa phần hướng đến thị trường trung bình hoặc thấp, những người không quá ám ảnh về chất lượng hình ảnh và thiết bị.
Về định dạng 120
Tôi tiếp cận máy Medium format với chiếc Roleicord của bố, và sau đó là một chiếc Pentax 6×7 MLU tôi tự mua cho mình. Giống như việc chuyển từ ảnh kĩ thuật số sang ảnh film, việc quay lại định dạng 35mm là điều khá khó khăn nếu bạn đã thử chụp Medium format .
Ưu điểm của film 120:
- Medium Format “3D pop”: Vì mặt phẳng film lớn, bạn sẽ có nhiều không gian hơn để cô lập đối tượng trong ảnh, dof có phần mỏng hơn, sự khác biệt giữa tiền cảnh và hậu cảnh khiến ta tưởng tượng đang xem một bức ảnh 3D
- Chuyên nghiệp: Nó được thiết kế để chụp những ứng dụng chuyên nghiệp, và gần như khó thay thế trong quá trình sản xuất, ví dụ như Thời trang, Ảnh cưới, hay Chân dung.
- Chất lượng: Máy ảnh 120 đa phần được thiết kế cho các chuyên gia, vì vậy chất lượng thấu kính, cấu tạo, linh kiện luôn là hàng đầu. Nhiều loại máy được thiết kế theo kiểu modular dễ dàng tháo lắp phụ kiện (như thay viewfinder hay grip).
Nhược điểm của khổ 120
- Trọng lượng: Nặng, nặng và rất nặng. Balo của tôi chứa body Pentax 6×7 cùng với 3 ống kính đã lên đến 5kg, nếu bạn đeo nó lâu sẽ khá đau vai, những đĩa đệm cột sống dường như thở phào khi tôi đặt balo xuống sau ngày dài chụp ảnh.
- Số kiểu: Chỉ vài kiểu ảnh một cuộn, bạn chỉ nhận được từ 8-16 kiểu ảnh trên 1 cuộn film (tùy vào từng loại máy hay cuộn film), vậy nên khi chụp bạn cần cân nhắc khá nhiều trước khi bấm máy, tuy nhiên tôi cảm giác ảnh của mình được chăm chút hơn sau khi chụp 120.
- Giá: Ảnh 120 ngốn của của bạn trung bình 2$ mỗi tấm nếu chụp trên Pentax 6×7
Kết luận:
Như bạn thấy không có định dạng film nào hoàn hảo, với những người khó tính tôi sẽ luôn chọn chiếc Pentax 6×7 kể cả những nhược điểm mà nó gây ra đánh đổi lại là chất lượng hình ảnh. Tôi vẫn thỉnh thoảng chụp 35mm luân phiên giữa 120 tùy vào tình huống.
Nếu có thắc mắc xin hãy để lại bình luận, có thể tôi sẽ giúp được bạn .